Sẽ ra sao nếu quảng cáo AR kết hợp Game hóa? 

4.7/5 - (3 bình chọn)

Công nghệ AR đã và đang tiếp tục phát triển và trở thành một ngành công nghiệp độc lập. Nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, xã hội, trò chơi và mua sắm. Một lĩnh vực đáng chú ý khác của AR là quảng cáo AR. Trong quảng cáo AR, người tiêu dùng có thể hình dung sản phẩm một cách trực quan, ấn tượng, từ đó nâng cao hiệu quả quảng cáo. Vậy sẽ ra sao khi các doanh nghiệp kết hợp game hóa và công nghệ AR cho các chiến dịch quảng cáo của mình? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Quảng cáo AR là gì?

AR Ads (Augmented Reality Ads) là loại quảng cáo sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) để tạo ra trải nghiệm tương tác và trực quan cho người xem. AR Ads sử dụng hình ảnh, video hoặc đối tượng 3D được chèn vào môi trường thực tế của người dùng thông qua việc sử dụng camera của điện thoại di động hoặc các thiết bị AR khác. AR Ads cho phép người xem tương tác với nội dung quảng cáo thông qua việc xem, chạm, di chuyển hoặc tương tác với đối tượng ảo trong môi trường thực tế của họ. Ví dụ, một AR Ads của một hãng thời trang có thể cho phép người xem “thử” các sản phẩm trực tiếp trên mình thông qua việc chọn một mặt hàng và xem nó xuất hiện trên hình ảnh thực tế của người dùng.

Game hóa / Gamification là gì?

Gamification – trò chơi điện tử hóa hay còn gọi tắt là game hóa được rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng. Biết đâu khi đọc xong khái niệm bạn lại nhận ra mình đã tiếp xúc với game hóa nhiều hơn bạn tưởng thì sao. 

Vậy game hóa là gì?

gamification-là-gi

Gamification là gì?

Gamification là một khái niệm và phương pháp áp dụng các yếu tố và nguyên tắc của trò chơi vào các hoạt động và quy trình không phải là trò chơi, nhằm tạo ra sự tham gia, tương tác và hứng thú từ người tham gia. Khi sử dụng gamification, các yếu tố như cạnh tranh, đạt thành tích, giải đố, thưởng, hệ thống điểm, hoặc các yếu tố tương tự của trò chơi được áp dụng để thúc đẩy hành vi, tạo động lực từ đó đạt được mục đích của người xây dựng game hóa 

Ví dụ, “The Step Challenge” là một ứng dụng di động sử dụng gamification để thúc đẩy người dùng tập luyện và duy trì một lối sống khỏe mạnh

the-step-challenge-gay-hung-thu-cho-cac-ban-tre

“The Step Challenge” gây hứng thú cho các bạn trẻ

Sẽ ra sao nếu quảng cáo AR kết hợp với Game hóa? 

Chúng ta đều biết, quảng cáo AR là một ứng dụng vô cùng thú vị, game hóa cũng chính là một tích hợp thú vị không kém. Vậy sẽ ra sao nếu hai sự “thú vị” này kết hợp với nhau? Chẳng phải sẽ gấp đôi sự “thú vị” hay sao.

Thật vậy, nếu quảng cáo AR kết hợp với gamification, nó có thể mang đến những lợi ích và trải nghiệm hấp dẫn cho người tiêu dùng.Quảng cáo AR có thể được thiết kế dưới dạng trò chơi tương tác, trong đó người dùng tham gia vào một trải nghiệm chơi game sử dụng AR. Các mục tiêu, điểm số, cấp độ, thưởng và thách thức để tạo ra sự thú vị và động lực cho người dùng.

quang-cao-ar-ket-hop-game-hoa

Quảng cáo AR kết hợp game hóa

Đây sẽ không còn là một quảng cáo khô khan, nhàm chán mà khiến người xem phải cáu kỉnh tắt đi ngay mỗi khi nhìn thấy nữa. Ngược lại, khách hàng sẽ chủ động bị thu hút, tham gia quảng cáo ấy một cách hào hứng và vui vẻ. Người dùng sẽ có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để tương tác với quảng cáo, tạo ra cơ hội để tăng cường sự tương tác và tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu. Đặc biệt việc tích hợp tính năng chia sẻ kết quả hoặc mời bạn bè tham gia cũng có thể tạo ra hiệu ứng viral và tăng khả năng lan truyền của quảng cáo.

Chiến dịch quảng cáo AR kết hợp game hóa thành công.

Nhắc đến chiến dịch quảng cáo AR kết hợp game hóa thì không thể không nhắc đến sự kết hợp đình đám giữa ngân hàng Ally – một ngân hàng trực tuyến và công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Hoa Kỳ và Monopoly – boardgame nổi tiếng trên toàn thế giới mang phong cách kinh doanh (ở Việt Nam chúng ta gọi là cờ tỷ phú). 

Được xây dựng với sự giúp đỡ của công ty sáng tạo Gramercy, họ đã ra mắt một trò chơi AR có chủ đề Monopoly trên quy mô đa thành phố, với yếu tố truy tìm đồ vật. Tại sáu thành phố Hoa Kỳ, các nhà sản xuất đặt các ô vuông trên mặt đất đại diện cho 36 ô vuông trên bảng Monopoly.

Để thu thập các ô vuông, người chơi phải quét chúng bằng điện thoại thông minh, điều này kích hoạt một hoạt ảnh AR. Hoạt ảnh này có sự xuất hiện của ông Monopoly lái xe sang trọng để trao điểm và giải thưởng tiền mặt. Những giải thưởng này được gửi qua email đến địa chỉ của người dùng trong vài giờ sau khi họ giành chiến thắng.

Ally đã có một chiến dịch thành công rực rỡ nhờ ứng dụng AR kết hợp với Gamification một cách tinh tế và sáng tạo. Theo báo cáo tổng thể đã có hơn 100.000 lượt chơi với tỉ lệ hoàn thành trên 86%, một con số cực kỳ ấn tượng. Mỗi lượt chơi đại diện cho một ấn tượng thương hiệu có độ tương tác cao và hiển nhiên ngân hàng sẽ có thêm thông tin liên hệ để tiếp tục tiếp thị. Sẽ chẳng có bất kì đại sứ thương hiệu nào xuất hiện và nói rằng ” Hãy đến và chơi trò chơi này đi!”. Mọi thứ dều diễn ra một cách vô cùng tự nhiên, chủ động. Có thể nói, cả hai thương hiệu này đã cùng nhau “ghi một bàn thắng đẹp” trong lòng của khách hàng khi cho họ những trải nghiệm kích thích cùng với đó là những ưu đãi tuyệt vời.

KẾT LUẬN

Tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp ngân hàng đã và đang áp dụng công nghệ AR cho những chiến dịch truyền thông của mình. Có thể kể đến như chiến dịch AR Filter “Gu em là…” của Nam Á Bank, chuyên gia tài chính ảo của VIB, hay Vietinbank với thẻ Elive 3 tích hợp công nghệ AR,… Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết hiện tại chưa có ngân hàng nào tại Việt Nam kết hợp gamification và AR cho các quảng cáo của mình cả.

Đặc biệt, quảng cáo AR kết hợp game hóa được dự đoán sẽ là một xu hướng mới nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng và tạo ra ảnh hưởng lớn trong ngành quảng cáo tương lai. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp cần làm chính là nắm bắt những ý tưởng mới này để có thể dẫn đầu xu hướng, đạt được kết quả cao nhất.

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp có thể triển khai chiến dịch marketing bùng nổ của mình thì VRPLUS là một trong những Creative Agency tiên phong trong việc nghiên cứu & triển khai ứng dụng các giải pháp 360 độ, nội dung 3D, thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường (AR) trên các thiết bị thông minh, các nền tảng công nghệ phù hợp với mọi chiến lược marketing & bán hàng của các thương hiệu.

VR PLUS – Giải pháp thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường hàng đầu tại Việt Nam.
  • Email: hello@vrplus.vn
  • Hotline: (+84) 963.186.388

Tin được quan tâm

Nếu tour tham quan thực tế ảo 360 (360 Virtual Tour) đã kéo gần khoảng cách giữa sản phẩm và người xem bằng việc thực hiện chuyến đi tham quan thực tế ảo với góc nhìn 360 độ. Thì Lập...

1384 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Xu thế ứng dụng công nghệ trong các hoạt động quảng cáo ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Những khái niệm như tự động hoá (Automation), trí tuệ nhân tạo (AI) hay thực tế ảo...

1306 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Giải pháp VR Tour 360 (không gian 360) ứng dụng công nghệ thực tế ảo cho trường học sẽ giúp cho các trường học giới thiệu được chi tiết về tình trạng cơ sở vật chất, không gian khuôn viên...

1128 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Sức nóng của ngành Bất động sản trong những năm vừa qua vẫn đang lan tỏa đến hiện tại và tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Vì thế vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp để tăng sức...

1073 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Dịch vụ chụp ảnh 360 độ và quay phim 360 độ ( Nội dung 3D ) là cách quảng bá độc đáo và mới lạ những sản phẩm, dịch vụ của nhiều lĩnh vực như: bất động sản, dịch vụ nhà...

920 Lượt xem image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml image/svg+xml

Bạn cần thực tế ảo trong chiến lược Marketing?

Liên hệ với VRPLUS