Nhắc đến công nghệ thực tế ảo, chắc hẳn đây không còn là định nghĩa xa lạ với nhiều người. Giờ đây, công nghệ thực tế ảo đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, và ngành y tế không phải là ngoại lệ. Thực tế ảo trong ngành y tế đã trở thành xu thế công nghệ mới, là chìa khóa quan trọng để chuyển đổi số lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Bất chấp những hoài nghi về tính hữu dụng trong việc áp dụng công nghệ thực tế ảo vào ngành y tế, thực tế ảo đã và đang tạo ra tác động mạnh mẽ đến quá trình số hóa trong lĩnh vực này. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Globe Newswire, doanh thu của AR/VR trong thị trường chăm sóc sức khỏe sẽ dự kiến đạt 7.05 tỷ USD vào năm 2026. Trong bài viết này, hãy cùng VR PLUS tìm hiểu về vai trò của thực tế ảo, tại sao việc sử dụng công nghệ VR lại trở thành bước đột phá của ngành y tế hiện nay.
Thực tế ảo trong ngành y tế là gì?
Bề ngoài, nhiều người sẽ cho rằng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có vẻ là một ngành không có nhiều sự phù hợp với việc áp dụng công nghệ thực tế ảo. Tuy nhiên điều này không thể ngăn cản sự phát triển của công nghệ thực tế ảo ngành y tế, và VR đã chứng minh được giá trị và tầm quan trọng của mình.
Công nghệ thực tế ảo trong ngành y tế được áp dụng với mục đích giúp các bệnh nhân giao tiếp và cải thiện chất lượng cuộc sống trong thời gian chữa bệnh. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, quá trình hồi phục phải sử dụng cùng các loại thuốc và kết hợp với phương pháp điều trị khác. Bên cạnh đó, công nghệ VR còn hỗ trợ trong việc đào tạo nhân viên y tế với khả năng vượt trội của công nghệ, cải thiện kết quả đào tạo.
Ứng dụng của thực tế ảo trong ngành y tế
Từ việc cải thiện quá trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân đến hỗ trợ quá trình đào tạo y khoa, công nghệ thực tế ảo đã thể hiện được vai trò quan trong khi mang lại nhiều ứng dụng hiệu quả cho ngành y tế. Sau đây hãy cùng điểm qua những công dụng nổi bật của thực tế ảo và cách chúng thay đổi ngành y tế hiện nay.
Tiếp nhận tình trạng bệnh nhân
Thực tế ảo cho phép bác sĩ có thể tạo ra những mô hình ảo thể hiện được tình trạng của bệnh nhân, và đưa ra những chẩn đoán trong thời gian nhanh nhất. Sử dụng công nghệ CGI siêu thực, các mô hình ảo sẽ hiển thị thông tin và tình trạng người bệnh một cách chi tiết nhất, giúp bác sĩ và bệnh nhân có thể hình dung được tình trạng của mình và xem các phương pháp điều trị sẽ có tác động như thế nào.
Đào tạo nhân viên y tế
Đào tạo y khoa là một quá trình khó khăn và lâu dài, đòi hỏi người học phải có những điều kiện nhất định về trình độ để có thể hành nghề. Việc ứng dụng công nghệ VR vào quá trình đào tạo y tế có thể thúc đẩy quá trình này, xây dựng nền tảng vững chắc cho người học.
Với sự hỗ trợ của VR, giờ đây lĩnh vực y tế của thể tiến hành tạo ra những mô phỏng phẫu thuật ảo. Công nghệ này có khả năng tái hiện chi tiết cấu tạo cơ thể con người, giúp các y bác sĩ tương lai có thể tiếp cận và nhìn rõ hơn và được thực hành ảo một cách dễ dàng.
Vào năm 2018, Johnson & Johnson đã khởi động chương trình đào tạo VR toàn cầu. Chương trình này được thiết kế dành riêng cho việc đào tạo bác sĩ, y tá và sinh viên y khoa cách thực hành những quá trình phức tạp như phẫu thuật, sơ cứu, … Mô hình hiện đang lại hiệu quả tích cực, tạo ra một thông điệp rõ ràng cho sự phát triển của công nghệ VR và đào tạo y khoa trong tương lai gần.
Điều trị sức khỏe tâm thần
Một ứng dụng hiệu quả của công nghệ thực tế ảo trong chăm sóc sức khỏe chính là khả năng điều trị sức khỏe tâm thần và các liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân. Nghiên cứu của Matthew Tull, giáo sư tâm lý học đại học Toledo đã chỉ ra rằng tiếp xúc với thực tế ảo sẽ có hiệu quả trong quá trình điều trị hội chứng PTSD. Các triệu chứng của PTSD bao gồm lo lắng, hồi tưởng và ác mộng, khiến bệnh nhân hành động và suy nghĩ không kiểm soát. VR được coi là một biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho việc điều trị, tạo cho họ cảm giác an toàn trong quá trình điều trị.
Không chỉ mỗi PTSD, phương pháp chữa bệnh bằng công nghệ thực tế ảo cũng được áp dụng cho điều trị cho chứng sợ hãi và rối loạn lo âu. Các công ty như Limbix, Psious và Mimerse cũng đang hợp tác cùng các nhà khoa học để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, giúp họ vượt qua nỗi sợ của chính mình.
Trị liệu vật lý và phục hồi cơ thể bệnh nhân
Khả năng hỗ trợ chữa bệnh của thực tế ảo không chỉ giới hạn ở các vấn đề tâm lý, mà còn hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình hồi phục cơ thể người bệnh. Nghiên cứu của đại Washington Seattle và Trung tâm trị bỏng Harborview đã chỉ ra rằng VR giúp bệnh nhân ghép nhân ghép da giảm mức độ cơn đau và phục hồi nhanh chóng. Công nghệ thực tế ảo cho phép bệnh nhân thực hiện các bài tập theo chỉ định trong môi trường ảo, giúp họ tập trung và có tinh thần thoải mái trong suốt quá trình hồi phục.
Tương lai của công nghệ thực tế ảo
Chúng ta có thể thấy được những bước tiến mạnh mẽ của công nghệ VR trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Các giải pháp từ công nghệ thực tế ảo sẽ được sử dụng ngày càng nhiều và mở rộng nhanh chóng tới các cơ sở y tế trên thế giới. Trong tương lai gần, VR được kỳ vọng sẽ trở thành nhân tố chính trong quá trình số hóa của ngành y tế, hứa hẹn thay đổi bộ mặt của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Tiềm năng của công nghệ là không giới hạn, hãy cùng chờ xem những thay đổi tích cực của công nghệ thực tế ảo mang lại cho chúng ta.
Để bắt đầu dự án VR của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé. Là 1 creative agency với nhiều năm tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và cung cấp các giải pháp công nghệ thực tế ảo, VR PLUS tự hào khi có khả năng mang lại cho bạn dự án thực tế ảo cho khu công nghiệp với đội ngũ chuyên gia am hiểu và giàu kinh nghiệm nhất.
- Email: hello@vrplus.vn
- Hotline: (+84) 963.186.388