Ngày nay, thực tế ảo VR đã và đang trở thành một xu hướng công nghệ quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phải kể đến là các tổ chức bảo tồn di sản văn hóa. Ứng dụng công nghệ nói chung và công nghệ thực tế ảo nói riêng trong việc tái hiện di tích lịch sử hay các danh lam thắng cảnh là hướng đi đúng đắn, hiệu quả giúp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, cũng như mang đến các hình thức du lịch mới.
Việc khai thác “ảo” các di tích văn hóa là một phần quan trọng của quá trình mô phỏng các di tích văn hóa. Trong bối cảnh công nghệ ngày nay có bước phát triển vượt bậc thì việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực di sản sẽ không dừng lại ở việc đơn giản là đưa dữ liệu lên Internet mà trong tương lai nó còn phát triển hơn nữa.
Giải pháp công nghệ thực tế ảo trong việc bảo tồn các di sản văn hoá
Các di tích lịch sử là hiện thân của sự tiếp nối truyền thống và tinh thần yêu nước của dân tộc ta có giá trị to lớn về vật chất cũng như tinh thần và là nguồn tài nguyên vô giá của bất cứ quốc gia nào. Di sản văn hóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển và là nguồn lực dồi dào cho sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Đây cũng chính là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa.
Sự bào mòn của thời gian, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường xung quanh khiến các di tích lịch sử xuống cấp trầm trọng. Áp dụng thực tế ảo vào di sản văn hóa đang góp phần giúp cho các di sản được bảo tồn và lưu truyền cho các thế hệ tương lai. Việc sử dụng những tiến bộ trong công nghệ thông tin và những cải tiến gần đây trong ứng dụng thực tế ảo VR mang lại sức sống mới cho lịch sử và giúp bảo tồn di sản văn hóa trở nên dễ dàng hơn.
Đối với các di tích văn hóa của một quốc gia, giải pháp thực tế ảo là sử dụng công nghệ 3D scanning tái hiện lại không gian một cách chân thực, sống động dựa trên các dữ liệu đã được số hóa. Với sự trợ giúp của kính đeo VR, tai nghe, khách hàng có thể ngắm nhìn, khám phá, thậm chí là tương tác gần như thực tế với các cảnh quan. Không chỉ hiển thị đơn thuần dưới dạng hình ảnh 3D, hệ thống VR còn có thể mô phỏng âm thanh mang đến cho khách hàng cảm giác trải nghiệm mới lạ hoàn toàn. Đối với lĩnh vực di sản, ứng dụng công nghệ VR trong việc tái hiện, phục dựng các di tích, thắng cảnh đến nay không còn quá mới mẻ. Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng công nghệ VR như công cụ cung cấp thông tin du lịch và từ đó tạo ra những trải nghiệm tương tác tốt nhất cho du khách. Thông qua kính VR, họ có thể thưởng thức một chuyến du lịch trọn vẹn, sống động tại những địa điểm du lịch, danh lam, di tích nổi tiếng. Vẫn biết du lịch với sự hỗ trợ từ công nghệ VR không thể thay thế hình thức du lịch truyền thống nhưng trên nhiều phương diện nó có thể mang đến nhiều lợi ích cũng như tiềm năng trong việc quảng bá và bảo tồn di sản của một quốc gia.
Lợi ích của việc ứng dụng thực tế ảo trong bảo tồn các di sản văn hóa
Hiện nay đa số mọi người đặc biệt là giới trẻ không còn xu hướng thích đi thăm quan các khu di tích lịch sử vì vô vàn những lý do khác nhau. Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ tạo ra những hình thức giải trí khác nhau khiến con người bị thu hút. Xu hướng thích những trải nghiệm mới lạ, điều này làm cho những gì thuộc về truyền thống dần bị lãng quên, không còn thích những “thứ xưa cũ” nữa.
Giải pháp thực tế ảo ra đời như một “vị cứu tinh” của ngành du lịch, thăm quan các khu di tích lịch sử. Sự ra đời của công nghệ này nhằm thúc đẩy sự tương tác của mọi người đối với các khu di tích cũng như cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mới lạ, khác hoàn toàn so với những trải nghiệm truyền thống từ trước đến nay.
Việc sử dụng công nghệ VR để bảo tồn và tái hiện các di sản lịch sử hay các danh lam thắng cảnh là hướng đi đúng đắn. Công nghệ “ảo” nhưng có thể mang đến giá trị “thật”, thúc đẩy việc phát huy các giá trị văn hóa. Đồng thời, cần đẩy nhanh công tác số hóa cơ sở dữ liệu của các di sản, tạo một hệ thống dữ liệu chính xác, đầy đủ, nhằm rút ngắn thời gian thu thập dữ liệu của các dự án tái hiện di sản ứng dụng công nghệ VR.
Không thể phủ nhận được những lợi ích mà thực tế ảo mang lại cho việc bảo tồn các khu di tích và các danh lam thắng cảnh, góp phần làm gia tăng giá trị bền vững của di sản văn hóa:
- Chi phí hợp lý, sản phẩm 3D thực tế ảo chất lượng.
- Tham gia chuyến tham quan ảo ở bất cứ đâu với các thiết bị thông minh.
- Khám phá các không gian khác nhau bao quát từ không gian trên cao mang đến cho người trải nghiệm cái nhìn toàn cảnh.
- Cung cấp các giải pháp truyền thông gia tăng khả năng cạnh tranh.
- Phương tiện tham khảo cho các du khách nước ngoài trước khi đến tham quan.
- Tăng sự tương tác giữa con người với các di tích văn hóa.
- Nguồn tài liệu quý giá bảo tồn trong tương lai.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng công nghệ VR như một công cụ để cung cấp các thông tin du lịch, từ đó tạo ra những trải nghiệm và tương tác tốt nhất cho khách hàng. Ngoài ra, thông qua các nền tảng kỹ thuật số, công cụ Internet như: website, các mạng xã hội, nền tảng trực tuyến,… Các di sản, di tích văn hóa sẽ dễ dàng tìm kiếm và được khách hàng đón nhận.
Có thể nói trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, số hóa tiến tới chuyển đổi số di sản được coi là xu hướng tất yếu. Đây cũng là giải pháp để tối ưu hóa khả năng lưu trữ, bảo tồn cũng như phát huy giá trị di sản văn hóa một cách hiệu quả hơn.
Các dự án thực tế ảo về các di tích văn hóa được thực hiện bởi VR PLUS
Tham quan Di tích thành Cổ Loa do VR PLUS thực hiện:
Di tích Đền Văn Hiến – Sản phẩm thực hiện bởi VR PLUS:
Làng hoa Tây Tựu – Sản phẩm do VR PLUS thực hiện:
Lễ hội truyền thống đình Chèm – Bắc Từ Liêm thực hiện bởi VR PLUS:
Làng nghề Sơn Đồng – Sản phẩm thực hiển bởi VR PLUS:
Cổng Maroc Ba Vì thực hiện bởi VR PLUS:
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi – VR PLUS để được tư vấn thêm thông tin chi tiết!
- Email: hello@vrplus.vn
- Hotline: (+84) 963.186.388