Ngày nay hầu hết người tiêu dùng đã hình thành thói quen mua sắm trực tuyến, điều đó đã mang lại động lực cho sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử những năm qua. Người tiêu dùng đã chấp nhận việc mua sắm trực tuyến như một thói quen hàng ngày và hiện chiếm khoảng 18% tổng doanh số bán lẻ của các nhãn hàng. Với những con số này, việc tạo ra các trải nghiệm mua sắm trực tuyến hoàn hảo luôn là ưu tiên hàng đầu của các nhà bán lẻ và thực tế ảo (Virtual Reality) là một trong những công cụ tuyệt vời nhất giúp họ đạt được điều đó.
Giải pháp thực tế ảo trong marketing và bán lẻ là gì?
Giải pháp Thực tế ảo (Virtual Reality) trong ngành bán lẻ cho phép các các nhãn hàng ảo hóa toàn bộ showroom của họ lên môi trường trực tuyến, qua đó cho phép người mua hàng và nhân viên bán lẻ có thể tiếp thị và bán hàng. Vì bản chất của ngành nên những showroom ảo này thường có xu hướng tái hiện lại không gian trưng bày sản phẩm của công ty hoặc các quy trình kinh doanh khác. Thông qua các thiết bị thông thường (như: Mobile, máy tính bảng, laptop…) hoặc kính VR khách hàng có thể dễ dàng trải nghiệm và trực tuyến trên showroom ảo như cách họ rẽ qua siêu thị ở cạnh nhà. Các showroom ảo thường được xây dựng bởi các công ty phát triển ứng dụng VR chuyên nghiệp.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét cách thực tế ảo (VR) được sử dụng trong bán lẻ và cách nó có thể giúp ích cho doanh nghiệp của bạn nếu bạn triển khai. Chúng tôi cũng có thể giúp bạn bắt đầu với ứng dụng mua sắm thực tế ảo của riêng bạn.
4 trường hợp sử dụng Thực tế ảo (Virtual Reality) trong bán lẻ
Trải nghiệm thực tế ảo (VR) dần được khách hàng quan tâm sau khi đã trải qua một chặng đường dài kể từ những ngày đầu của công nghệ. Ban đầu chúng chỉ được xem như một thứ gì đó mới mẻ và hào nhoáng, tuy nhiên đến nay, chúng đã và đang mang lại những lợi ích thiết thực cho người mua sắm. Và dần trở thành những tiêu chuẩn không thể thiếu cho mọi lĩnh vực ứng dụng, đặc biệt là ngành hàng bán lẻ:
Trung tâm mua sắm ảo (Virtual shopping mall)
Như bạn có thể hình dung, đây là một mô hình 3D của một cửa hàng hoặc chuỗi cửa hàng ở một địa điểm nào đó. Do đó, người dùng có thể dùng bất cứ thiết bị nào hoặc thậm chí kính VR của họ và ở bất cứ đâu cũng có thể đi dạo qua các cửa hàng, khám phá các thương hiệu tuyệt vời mà không cần phải lái xe hoặc phải rời khỏi bàn làm việc.
Một vài ví dụ về một trung tâm mua sắm như vậy là Gifting Boutique, Sunhouse hay Sơn Hà. Giải pháp này bao gồm showroom ảo với nhiều gian hàng đa chủng loại sản phẩm thiết bị gia dụng. Bạn có thể thoải mái dạo quanh các gian hàng và mua sắm với showroom ảo này.
Thay đổi, tùy biến vật liệu, màu sắc sản phẩm
Một số nhà bán lẻ nỗ lực hết mình trong việc đáp ứng mong muốn của khách hàng và điều này bao gồm cả việc cá nhân hóa sản phẩm của họ. Ứng dụng cấu hình sản phẩm 3D cho phép người mua sắm lựa chọn, tùy biến vật liệu, màu sắc sản phẩm của họ, đưa ra các lựa chọn về thiết kế và chức năng của sản phẩm thông qua các tùy chọn tương tác khác nhau trong ứng dụng. Giải pháp này thường dựa trên các mô hình 3D của sản phẩm cho phép người mua thấy trước sản phẩm của họ sẽ ra sao với các thay đổi tùy chỉnh.
IKEA, gã khổng lồ nội thất nổi tiếng, cung cấp ứng dụng cấu hình bếp có thể truy cập được trên kính VR HTC Vive. Trong ứng dụng, người dùng có thể thử hàng tá tùy chọn tùy chỉnh cho cách bố trí nhà bếp của họ trước khi đặt hàng. Đây cũng là giá trị chính thu được đối với lĩnh vực thiết kế nội thất thực tế ảo .
Tham quan cửa hàng ảo
Giải pháp này chỉ tập trung vào một cửa hàng duy nhất và các sản phẩm của nó. Thông thường, nó tái hiện hoặc mô phỏng lại thiết kế cửa hàng thực tế và làm nổi bật các sản phẩm được bày bán. Chuyến tham quan thực tế ảo (VRtour) này có thể được hướng dẫn với một nhân viên bán hàng ảo hoặc để khách tự do khám phá và xem xét mọi thứ theo tốc độ của riêng họ mà không chịu áp lực ra quyết định mua hàng.
VRPlus đã tạo ra ứng dụng này cho Gifting Boutique, một công ty có trụ sở tại Singapore. Ứng dụng có thể được sử dụng với Google Cardboard – một trong những kính VR tốt nhất về giá cả và khả năng tiếp cận số đông khách hàng. Ứng dụng mô phỏng lại không gian 3Dcủa một cửa hàng thực tế hoàn chỉnh với khả năng quản lý sản phẩm, hàng tồn kho và trình kích hoạt tương tác khi người dùng đến gần quầy hàng, cung cấp cho họ thông tin về sản phẩm.
Mô phỏng và xem trước sản phẩm
Nhiều nhà bán lẻ cũng sử dụng AR để cho phép khách hàng xem trước sản phẩm, nhưng sử dụng này hơi khác so với VR. Thực tế ảo (VR) thường không sử dụng được bên ngoài thiết bị trình chiếu, vì vậy bạn sẽ không thể nhìn thấy môi trường xung quanh mình với các sản phẩm ảo. Thay vào đó, bạn sẽ hoàn toàn đắm chìm trong thế giới ảo, nơi bạn có thể nhìn thấy các sản phẩm chi tiết hơn nhiều và tận hưởng sự linh hoạt hơn trong việc tìm hiểu chúng.
Ví dụ: Vera Bradley (một công ty túi xách nổi tiếng của Mỹ) đã phát hành một dự án mua sắm ảo trên Google Daydream cho phép khách hàng xem trước các sản phẩm của hãng (giường, mền, v.v.) trong một môi trường mô phỏng. Điều thú vị là công ty không dựa vào việc khách hàng có sử dụng kính VR hay không mà thay vào đó, họ đã lắp đặt phần cứng cho 10 cửa hàng để khách hàng có thể sử dụng trực tiếp khi đến tham quan.
Còn đối với nội bộ Doanh nghiệp thì sao? Thực tế ảo (Virtual Reality) trong bán lẻ có mang lại thêm điều gì cho họ không?
Nếu bạn quyết định xây dựng một ứng dụng showroom ảo cho cửa hàng/trang web của mình, bạn không nhất thiết phải tập trung vào trải nghiệm mua sắm ảo cho khách hàng. Dưới đây là một số cách khác mà phần mềm đó có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh:
Showroom ảo (VR) hỗ trợ đào tạo nhân viên
Mặc dù bạn sẽ không thể đưa kính VR đến tay tất cả khách hàng của mình, nhưng điều này khả thi hơn nhiều đối với nhân viên của bạn. Trong trường hợp này, đào tạo nhập vai là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm với sự hỗ trợ của phần cứng. Nhân viên bán hàng của bạn sẽ có thể thu thập kiến thức và kỹ năng chuyên môn bất cứ lúc nào thông qua mô phỏng và bạn sẽ không lãng phí bất kỳ thời gian/nguồn lực nào cho những người huấn luyện thực tế. Walmart đã tận dụng rất tốt cách tiếp cận này bằng cách trang bị cho nhân viên thu ngân, người quản lý và các cộng sự khác kính VR Oculus Go để chạy ứng dụng tùy chỉnh giúp họ củng cố kỹ năng của mình.
Một công cụ marketing đáng chú ý
Công nghệ nhập vai là một chủ đề nóng trên mạng xã hội, vì vậy ngay cả với một trải nghiệm VR tối thiểu có sản phẩm của bạn cũng chắc chắn tạo ra nhiều sự quan tâm, buzz và nhận thức về thương hiệu. Ford Motor Company có lẽ sẽ đồng ý với nhận định này, vì trải nghiệm VR “Thành phố của ngày mai” của họ đã gây chú ý tại một triển lãm ô tô ở Detroit, tạo ra các chủ đề sôi động. Đây là một trải nghiệm hấp dẫn khi người dùng bay trên thành phố và xem nhiều sản phẩm giao thông do công ty chế tạo trong một khung cảnh 3D tái hiện lại một thành phố bình thường.
Showroom Thực tế ảo (Virtual Reality) trong bán lẻ
Một số công ty tin rằng một sản phẩm tốt sẽ tự bán được, nhưng họ quên mất cách làm thế nào cho sản phẩm đó được nhìn thấy trước tiên. Các phòng trưng bày thực tế ảo (Virtual showroom) rất tiện dụng về mặt này, vì chúng cho phép mọi người nhìn thấy sản phẩm của bạn cận cảnh và trong điều kiện ánh sáng tốt nhất mà không yêu cầu họ ghé thăm bất kỳ buổi triển lãm hoặc cửa hàng cụ thể nào. Asics (nhà sản xuất giày nổi tiếng) đã thử cách tiếp cận này với việc ra mắt 3 mẫu giày “Meta”. Phòng trưng bày thời trang ảo của họ có thể được truy cập trên mọi thiết bị, cũng như ở định dạng video 360 độ .
Trải nghiệm mua sắm thực tế ảo
Đôi khi, VR được sử dụng để thay thế cho các trang giới thiệu sản phẩm 2D nhàm chán trên một trang web. Nói cách khác, trải nghiệm này giúp tăng thiện cảm và ấn tượng khi lần đầu tiên khách hàng tiếp cận với một sản phẩm. Điều đó có thể gây ấn tượng mạnh với họ đến mức họ sẽ ra quyết định mua hàng ngay trên website của bạn hoặc qua hotline v.v. Ví dụ: Kilkenny Design (một nhà bán lẻ ở Ireland) đã chuyển đổi danh mục sản phẩm của mình sang VR (Google Cardboard) để thu hút sự quan tâm của những khách hàng mới.
Showroom ảo và Website: Cái nào tốt hơn?
Một số công ty bán lẻ do dự khi đầu tư vào các giải pháp showroom ảo vì họ đã dành rất nhiều chi phí cho các trang web bán hàng và nền tảng của mình. Họ vẫn cho rằng showroom ảo – VR 360 làm được gì thì website bán hàng của họ cũng làm được điều đó. Sự thật là, mặc dù có một số ưu điểm tương đồng giữa showroom ảo và website bán hàng truyền thống, nhưng cũng có những sự khác biệt lớn. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn:
Showroom ảo
Lợi ích của showroom ảo trong bán lẻ
- Showroom ảo có thể được truy cập online mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị.
- Không bị giới hạn bởi thời gian tìm hiểu sản phẩm hay áp lực phải mua hàng
- Có thể có những tương tác rất độc đáo với một sản phẩm
- Trải nghiệm showroom ảo VR 360 cũng có thể đóng vai trò là tài liệu tham hỗ trợ bán hàng dành cho nhân viên
Hạn chế của công nghệ thực tế ảo trong bán lẻ
- Khó khăn trong việc tích hợp với các hệ thống thanh toán điện tử
- Không thể dùng thử quần áo hay đồ trang sức
- Kính VR thường đắt tiền và không thể tiếp cận được với hầu hết người tiêu dùng
Website truyền thống
Lợi ích của website bán hàng truyền thống
- Hỗ trợ nhiều loại phương tiện (ảnh, video, ứng dụng, v.v.)
- Người dùng có thể dễ dàng mua hàng, liên hệ với bộ phận hỗ trợ
- Có thể truy cập trên hầu hết các thiết bị (di động, PC, v.v.)
- Hỗ trợ nhiều tính năng phân tích để có thêm thông tin chi tiết về khách hàng
Hạn chế của website truyền thống
- Có thể gặp khó khăn trong việc hình dung về kích thước và chi tiết sản phẩm
- Khó giữ chân người dùng
- Khả năng hiển thị yêu cầu tối ưu hóa và tiếp thị liên tục
Kết luận
Website truyền thống là nơi tốt để giới thiệu về sản phẩm của bạn và bán sản phẩm đó, trong khi cửa hàng thực tế ảo (Showroom ảo) là nơi tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm và để mọi người cảm nhận (gần như thật). VR cũng cung cấp các cách độc đáo để nâng cao nhận thức về thương hiệu và làm cho các quy trình kinh doanh (như đào tạo) hiệu quả hơn.
Cách tạo Showroom Thực tế ảo (Virtual Reality) trong bán lẻ của riêng bạn
Nếu bạn chọn Thực tế ảo (Virtual Reality) trong bán lẻ làm nền tảng bán hàng tiếp theo của mình, hãy nhớ rằng việc xây dựng một giải pháp như vậy có thể không rẻ và dễ dàng.
Trước hết, bạn sẽ cần phải lập rất nhiều kế hoạch, quyết định mục tiêu kinh doanh nào (ví dụ: showroom trưng bày sản phẩm / đào tạo nhân sự / trình diễn các tùy biến cho sản phẩm / v.v.) mà bạn muốn ứng dụng thực hiện. Rõ ràng, trong quá trình lập kế hoạch, bạn cũng sẽ cần chọn nền tảng bạn muốn phần mềm chạy trên đó và lựa chọn công nghệ bạn sẽ sử dụng trong quá trình phát triển.
Để phát triển thành công, có thể bạn sẽ cần học viết mã, vẽ mô hình 3D và QA nếu bạn chưa có ai ở công ty làm những việc này. Ngay cả với một cách tiếp cận đơn giản như Shopify VR, bạn vẫn sẽ làm việc với các API phức tạp và các nội dung 3D. Tất nhiên, giải pháp thay thế ở đây là thuê một đơn vị VR chuyên nghiệp để xử lý các vấn đề phức tạp đó cho bạn.
Thuê đơn vị phát triển VR chuyên nghiệp
Để có được tất cả các chuyên gia cần thiết một cách nhanh chóng và làm việc chuyên nghiệp, bạn có thể cân nhắc VRPlus. Chúng tôi không chỉ có đội ngũ nhà phát triển VR tài năng mà còn có những chuyên viên 3D tài năng, kỹ sư QA và nhiều chuyên gia khác.
Trong 5 năm qua, VRPlus đã tạo ra các giải pháp VR hiệu quả cao trong lĩnh vực bán lẻ với các thương hiệu như Sunhouse, Sơn Hà, Rạng Đông, 3M và Gifting Boutique … đã cho chúng tôi những góc nhìn quý giá về nhu cầu của các đơn vị trong lĩnh vực bán lẻ. Bạn có thể tin tưởng vào chúng tôi để xây dựng một nền tảng mua sắm ảo mạnh mẽ, sẽ giúp thương hiệu và sản phẩm của bạn tỏa sáng!
Để tìm hiểu thêm và trao đổi về dự án của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
- Email: hello@vrplus.vn
- Hotline: (+84) 963.186.388