AR trong lĩnh vực tài chính đang bước vào một kỷ nguyên mới. Các công ty công nghệ tài chính đã phát triển vượt bậc, đòi hỏi ngành ngân hàng phải có những bước đột phá nhất định. Việc tích hợp AR đã mang lại cho ngành dịch vụ tài chính những công cụ cần thiết để tăng cường đổi mới và khả năng cạnh tranh.
Theo nghiên cứu gần đây từ báo cáo ngân hàng số, có khoảng 13% nhân viên ngân hàng dự đoán rằng một bộ phận người tiêu dùng sẽ kết hợp AR cho các giao dịch hàng ngày vào năm 2025, trong khi 44% dự đoán điều đó sẽ xảy ra vào năm 2030.
1. Thực tế ảo tăng cường (AR) là gì?
Thực tế ảo tăng cường (AR) là một công nghệ cho phép chèn thông tin, đối tượng hoặc hình ảnh ảo vào thực tế, tạo ra một trải nghiệm kết hợp giữa thế giới thực và thế giới ảo (và ngược lại). Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng các công nghệ như máy ảnh, cảm biến và hiển thị trên các thiết bị di động hoặc thiết bị đeo thông minh như kính AR hoặc đồng hồ cảm biến.
AR là công nghệ giúp cung cấp thông tin bổ sung, mô phỏng hoặc tương tác với môi trường xung quanh. Ví dụ, với các ứng dụng AR trên điện thoại di động, bạn có thể sử dụng để xem hình ảnh hoặc thông tin chi tiết về các địa điểm du lịch, nhãn hiệu sản phẩm, hướng dẫn sửa chữa, hoặc thậm chí trò chơi ảo trên môi trường thực.
2. Ứng dụng của AR trong lĩnh vực tài chính
AR đang bắt đầu thâm nhập vào công nghệ kinh doanh theo nhiều cách khác nhau. Thêm vào đó, việc sử dụng điện toán đám mây có thể cung cấp AR cho người dùng mà không bị ràng buộc bởi phần cứng. Điều này đặc biệt nổi bật ở lĩnh vực tài chính, cho phép các doanh nghiệp liên kết sức mạnh xử lý dữ liệu của máy tính với khả năng đánh giá và tổng hợp của con người.
2.1. Ứng dụng AR trong lĩnh vực tài chính giúp trực quan hóa dữ liệu
Sử dụng AR giúp các công ty tài chính trực quan hóa dữ liệu bằng cách tạo ra một mô hình 3D trên máy tính và được đặt chồng lên môi trường của thế giới thực. So với các biểu đồ, đồ thị hoặc bản trình bày truyền thống thì AR trong lĩnh vực tài chính giúp người dùng dễ dàng phát hiện các xu hướng chính, nhìn thấy điểm bất thường và đơn giản hóa các lỗ hổng khó xác định.
Ngoài ra, trực quan hóa dữ liệu AR đưa đến một giao diện dễ sử dụng và có thể phân tích thông tin tài chính một cách tối ưu. Công nghệ thực tế ảo tăng cường hiện đại hỗ trợ các tính năng kết nối nên các nhà đầu tư có thể cộng tác từ xa và đưa ra quyết định chính xác hơn dựa trên các kỹ thuật trực quan nâng cao.
Một ví dụ điển hình về trực quan hóa dữ liệu AR trong lĩnh vực tài chính phải kể đến Salesforce. Công ty này đã xây dựng một công cụ phân tích dữ liệu dựa trên tai nghe Oculus Rift để người dùng có thể tính toán ngay trên điện toán đám mây. Công cụ này tạo ra một môi trường thực tế 3D nhập vai giúp khách hàng tương tác với các nguồn dữ liệu một cách trực quan và nhanh chóng.
2.2. Dịch vụ khách hàng
Tích hợp AR trong lĩnh vực tài chính giúp khách hàng có thể trải nghiệm và tận hưởng dịch vụ một cách hợp lý hơn. Điều này không chỉ giúp người dùng có được những tiện ích tối ưu hơn mà còn giúp tiết kiệm chi phí quản lý và đào tạo nhân sự.
Ví dụ: Ngân hàng Quốc gia Oman đã sử dụng AR để giúp khách hàng xác định vị trí các chi nhánh và máy ATM ở gần. Bên cạnh đó, người dùng cũng sẽ nhận được những ưu đãi khi mua sắm tại các cửa hàng trên đường phố Oman.
Một ví dụ khác là ngân hàng Desjardins đã phát hành một ứng dụng thực tế ảo tăng cường có tên Your Way Desjardins. Ứng dụng này cung cấp cho người dùng thông tin và lời khuyên về kế hoạch nghỉ hưu. Thay vì đến ngân hàng để nói chuyện với người đại diện về khoản tiết kiệm hưu trí, giờ đây, người dùng có thể nhận được sự hướng dẫn dù đang ở bất cứ đâu.
2.3. AR trong lĩnh vực tài chính: Quản lý tài khoản ngân hàng
Những ứng dụng ngân hàng truyền thống có thể cho phép người dùng xem số dư tài khoản của họ hằng ngày. Nhưng khách hàng cần nhiều hơn thế, và điều quan trọng là những trợ giúp để người dùng có thể hiểu những giá trị có trong đó. Sử dụng AR trong lĩnh vực tài chính giúp trực quan hóa trong không gian 3D và hiển thị các đối tượng theo tỷ lệ. Với cách trình bày này, người sử dụng có thể dễ dàng hình dung và nắm bắt những thông tin biến động cần thiết.
Westpac New Zealand là một trong những tổ chức tài chính áp dụng việc triển khai thực tế tăng cường trong ngân hàng. Ứng dụng của Westpac cho phép khách hàng đăng ký thẻ ngân hàng liên quan và kiểm tra số dư, giao dịch và vị trí chi tiêu dựa trên một bản đồ 3D rõ ràng.
2.4. Thanh toán trực tuyến
Khi công nghệ AR được cải thiện, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán truyền thống tiếp tục triển khai tích hợp dịch vụ giúp xử lý đơn đặt hàng hiệu quả và kịp thời hơn.
VISA Châu Âu đã và đang thử nghiệm các tính năng mở khóa việc sử dụng AR trong lĩnh vực tài chính để phục vụ mục đích ban lẻ. Sự kết hợp giữa VISA và Blippar cho ra mắt trải nghiệm mua sắm và thanh toán AR cho phép khách hàng ghé thăm cửa hàng bán lẻ và mua hàng chỉ bằng cách chạm điện thoại vào sản phẩm.
2.5. AR trong lĩnh vực tài chính: Giao dịch ảo
Thực tế ảo tăng cường đã thâm nhập vào lĩnh vực giao dịch, cho phép các các nhà đầu tư trao đổi kinh nghiệm và tổ chức các cuộc họp thông qua các máy có hỗ trợ AR. Các dịch vụ tài chính đang xem xét đưa thực tế tăng cường vào phòng giao dịch để giúp việc tương tác với bộ dữ liệu và cộng tác với khách hàng được thực hiện dễ dàng hơn.
Sử dụng AR trong lĩnh vực tài chính cũng giúp các dữ liệu chứng khoán được trực quan hơn. Người dùng có thể tạo ra các biểu đồ ảo hiển thị dữ liệu trong thời gian thực, qua đó dễ dàng hiểu các chỉ số và các chỉ báo.
Bàn giao dịch ảo của Citigroup với Microsoft HoLoLens là một ví dụ điển hình. Nó cho phép người dùng thiết lập một trạm AR với màn hình hiểu thị hiệu suất cổ phiếu và các tài sản khác.
2.6. Bảo đảm tài sản
Mối đe dọa của tội phạm mạng với sự rình rập mọi giao dịch trực tuyến yêu cầu các tổ chức tài chính cần có các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư và tài sản của khách hàng. Quá trình này thường chuyển thành tường lửa được mã hóa cao và yêu cầu xác thực đa yếu tố để có thể truy cập tài khoản. Tuy nhiên các điều khoản bảo mật phức tạp thường khiến người dùng khó chịu.
Nhằm giải quyết vấn đề này, một số công ty đã cung cấp quy trình đăng nhập AR trong lĩnh vực tài chính sử dụng quét sinh trắc học khuôn mặt hoặc mống mắt của khách hàng. Biện pháp này vừa giúp xác minh danh tính một cách an toàn vừa có thể giảm thiểu gian lận thẻ tín dụng.
Với suy nghĩ này, mastercard đã công bố trải nghiệm mua sắm thực tế ảo tăng cường kết hợp Masterpass và Identify Check Mobile với xác thực mống mắt để giúp việc thanh toán trở nên an toàn và liền mạch hơn.
2.7. Giao tiếp trực tuyến là hướng đi đúng đắn của AR trong lĩnh vực tài chính
Theo thống kê của Millennial, khoảng 73% người tiêu cùng mong muốn tìm kiếm các ưu đãi của Paypal và Google và 33% dự đoán khách hàng sẽ không cần đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch trong tương lai gần. Chính vì thế, các tổ chức tài chính cần nhanh nhẹn trong phát triển trải nghiệm tích cực của khách hàng bao gồm:
- Nhanh chóng phản hồi các yêu cầu hoặc khiếu nại
- Quy trình đơn giản
- Theo dõi đơn hàng theo thời gian thực
- Rõ ràng về mặt thông tin
- Có thể tương tác đa phương tiện.
Sử dụng AR trong lĩnh vực tài chính giúp các ngân hàng/ các tổ chức tăng cường mức độ linh hoạt và duy trì sự nhanh nhẹn liên tục.
2.8. Đào tạo và giáo dục nhân viên
AR trong lĩnh vực tài chính có thể giúp cải thiện trải nghiệm học tập của nhân viên. Theo đó, AR có thể biến đổi cách thức mọi người tương tác với nhau đẻ có được kiến thức mới về thị trường, thương mại và đầu tư.
3. Những ngân hàng tại Việt Nam đã áp dụng AR trong lĩnh vực tài chính như thế nào?
3.1. VIB AR
Ngân hàng quốc tế Việt Nam (VIB) là một trong những tổ chức tài chính áp dụng việc triển khai AR trong lĩnh vực ngân hàng. Ứng dụng VIB AR đã tạo ra một “chuyên gia tài chính ảo” để đưa ra các thông tin trực quan và chi tiết về sản phẩm, lãi suất, điều kiện vay và các chương trình khuyến mãi.
3.2. Eliv3
Eliv3 là sản phẩm của chiến dịch “Sống một đời có lãi” của Vietinbank kết hợp cùng rapper Đen Vâu. Điểm đặc biệt của chiếc thẻ ATM này là tích hợp công nghệ AR vào mã QR để tạo ra một thế giới với vô vàn những ưu đãi đặc sắc. Tất cả những thông tin mà ngân hàng muốn cung cấp cho khách hàng đều được diễn đạt một cách đầy sinh động thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường. Những con số khô khan giờ đây đã được thể hiện một cách vô cùng đặc biệt, giúp cho khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm.
4. Kết luận
Sự phát triển mạnh mẽ của AR trong lĩnh vực tài chính đã và đang giúp các tổ chức tài chính xử lý số liệu một cách nhanh chóng và khoa học hơn. Việc khai thác các thuật toán với việc lập bản đồ, điểm đánh dấu và các hệ quy chiếu 3D chắc chắn sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.
Sự phát triển của công nghệ sẽ mở ra một kỷ nguyên mới và đem đến cho người dùng những ứng dụng thú vị. Những dự án AR hiện đang được VR PLUS áp dụng đã góp phần quan trọng trong quảng bá thương hiệu với các giải pháp marketing nổi bật. Liên hệ với chúng tôi ngay!
- Email: hello@vrplus.vn
- Hotline: (+84) 963.186.388