Chắc hẳn với thời đại cách mạng công nghệ phát triển, khái niệm sự kiện hay sân khấu ảo đã không còn quá xa lạ với mọi người. Các sự kiện trực tuyến được sinh ra và phát triển để giúp con người có thể tương tác và kết nối với nhau thông qua môi trường Internet. Các sân khấu ảo trong Metaverse ngày càng trở nên phổ biến. Người hâm mộ có thể xem các nghệ sĩ yêu thích của họ biểu diễn trực tiếp mà không cần phải rời khỏi nhà.
Đại dịch COVID – 19 càn quét khắp toàn cầu, gây tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống, kinh tế, văn hóa và xã hội, trong đó hoạt động nghệ thuật cũng không ngoại lệ. Virtual Stage – Sân khấu ảo ra đời như một giải pháp làm tăng cường trải nghiệm của người tham gia, mang lại cảm giác mới mẻ và khả năng tương tác trên mạng ảo. Các sân khấu trực tuyến diễn ra trong Metaverse là bước tiếp theo trong sự phát triển của ngành công nghiệp âm nhạc.
Virtual Stage – Sân khấu ảo là gì?
Sân khấu ảo là một buổi biểu diễn diễn ra trong Metaverse hoặc thế giới ảo, hình ảnh của nghệ sĩ sẽ chiếu lên sân khấu trực tuyến được ứng dụng công nghệ thực tế ảo và đồng bộ hóa với âm nhạc được ghi sẵn. Đó là một cách để người hâm mộ trải nghiệm buổi biểu diễn của các nghệ sĩ theo một cách mới và thú vị, có thể nói đây là một bước phát triển đột phá trong ngành âm nhạc.
Trong Metaverse, con người ảo không còn bị ràng buộc bởi những giới hạn vật lý. Một nghệ sĩ có thể nhanh chóng thay đổi trang phục hoặc tạo ra một sân khấu mới bằng cách thay đổi môi trường trong thế giới ảo. Sân khấu được mô phỏng 3D hóa, đưa lên nền Web và bằng các biện pháp công nghệ thực tế ảo giúp cho các nghệ sĩ có thể tương tác được như sân khấu thật.
Sân khấu ảo có 2 loại:
- Virtual Stage được dàn dựng hoàn toàn bằng đồ họa 3D, nghệ sĩ đứng trên sân khấu sẽ được ghép vào và thực hiện bởi máy ghi hình nền xanh.
- Virtual Stage Hybrid là sự kết hợp giữa sân khấu thực tế và giải pháp tăng cường bằng đồ họa 3D, nghệ sĩ đứng trên sân khấu sẽ được ghi hình. Máy tính thực hiện xử lý để thêm một số đồ họa 3D vào nhằm tăng cường trải nghiệm thị giác.
Sự hấp dẫn của một buổi hòa nhạc ảo rất thú vị và có tác động đến cảm xúc như một buổi hòa nhạc trực tiếp. Âm nhạc là thứ cần được “trải nghiệm” không đơn thuần chỉ là “được nghe”, chính vì vậy sân khấu ảo mang đến một trải nghiệm độc đáo và hoàn toàn mới lạ, khách hàng có thể tương tác và nhập vai đằm chìm trong môi trường thực tế ảo cùng với nghệ sĩ yêu thích của mình.
Sân khấu thực tế ảo mang lại lợi ích gì cho ngành âm nhạc?
Công nghệ không ngừng phát triển, các hình thức tổ chức sự kiện ngày một đa dạng hơn và sân khấu ảo là một trong những lựa chọn phổ biến của nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Sân khấu ảo đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các sự kiện trực tuyến, nó dùng để kết nối các phần lại với nhau trong quá trình tổ chức, mang lại trải nghiệm thú vị cho người xem.
Không bao giờ có một chỗ ngồi tồi
Thường thì tại các buổi hòa nhạc hay sự kiện, người hâm mộ sẽ phải bỏ ra một số tiền khá lớn để có được một chỗ ngồi hoàn hảo hoặc phải có mặt từ rất sớm để đảm bảo có một vị trí thuận lợi. Với một sân khấu trực tuyến, khán giả sẽ có cái nhìn sâu hơn về các nghệ sĩ trên sâu khấu từ nhiều góc độ. Nỗi lo lắng về một vị trí ngồi hay một người cao đứng trước cản trở việc thưởng thức âm nhạc của bạn sẽ không còn.
Định dạng giống như một sân khấu trực tiếp
Các buổi hòa nhạc ảo trên Youtube, Instagram và Facebook có xu hướng chỉ tập chung vào nghệ sĩ. Nhưng nó không nhất thiết phải như vậy. Mở màn với những tài năng khác có thể giúp khán giả hào hứng và tăng thêm giá trị cho trải nghiệm. Tiết mục mở đầu không nhất thiết phải là một tiết mục của nghệ sĩ chính ngày hôm đó. Một trong những lợi ích của sản xuất từ xa là được tiếp xúc với các tài năng ở mọi nơi trên thế giới. Với một sân khấu ảo, một tiết mục có thể tham gia tù một thành phố hoặc thâm chí là một quốc gia hoàn toàn khác.
Cho phép nghệ sĩ tiếp cận lượng khán giả lớn
Tổ chức một buổi hòa nhạc trực tiếp có một bất lợi khá lớn là sẽ có một lượng khán giả vì một vài lý do đặc biệt nào đấy như vị trí địa lý, ngại đám đông,… mà không thể có mặt để có thể thưởng thức được bữa tiệc âm nhạc của nghệ sĩ mà mình yêu thích. Với tính năng phát trực tiếp sử dụng công nghệ thực tế ảo, sự kiện của các nghệ sĩ có vô số cơ hội để tiếp cận người hâm mộ ở mọi nơi trên thế giới.
Tiếp thị sản phẩm âm nhạc
Các nghệ sĩ có thể tạo một buổi hòa nhạc ảo dễ dàng bằng cách ứng dụng các công nghệ thực tế ảo như một cơ hội để tiếp thị thương hiệu cũng như sản phẩm âm nhạc của mình. Có thể dễ dàng tiếp cận với những khách hàng tiềm năng, những người không quan tâm đến sản phẩm cũng như dịch vụ của nghệ sĩ.
Nghệ sĩ kiếm tiền từ sân khấu ảo
Nghệ sĩ có thể kiếm tiền từ buổi hòa nhạc ảo của mình bằng cách tính phí giá vé hoặc tài trợ quảng cáo. Với sự tương tác trực tiếp giữa người hâm mộ và nghệ sĩ, ngoài các bài hát, các nhà sản xuất âm nhạc có thể bán các sản phẩm thông qua các ứng dụng.
Các nghệ sĩ đã tổ chức một sân khấu thực tế ảo?
Sức hấp dẫn của một sân khấu ảo là rất lớn và đã cho người hâm mộ được chìm đắm trong môi trường Metaverse, mang lại cho họ cảm giác giống như đang bước vào thế giới của nghệ sĩ hòa mình vào khung cảnh tự nhiên của họ.
Travis Scott trong Fortnite
Hơn 12 triệu người hâm mộ đã tham gia vào sân khấu ảo của Travis Scott trong trò chơi trực tuyến Fortnite. Một tiểu hành tinh đã đâm vào mặt đất với người khổng lồ Scott nổi lên từ vụ nổ biểu diễn “Sicko Mode”, đĩa đơn của anh ấy kết hợp với Drake đứng đầu bảng xếp hạng. Trong buổi biểu diễn sử dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường, chương trình có các phân đoạn dưới nước và không gian, kết hợp lại với nhau để mang lại trải nghiệm trực quan tuyệt đẹp. Họ đã đưa buổi hòa nhạc ảo lên một tầm cao mới, hình đại diện của Scott có kích thước bằng một tòa nhà và tương tác trực tiếp với khán giả. Kỹ thuật này giúp khán giả tương tác và có động lực ở lại suốt buổi hòa nhạc kéo dài hàng giờ đồng hồ.
Ariana Grande trong Fortnite
Epic Games đã mời ngôi sao nhạc pop Arina Grande biểu diễn trong Fortnite. Trong khi buổi biểu diễn của Scott chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ thì sự kiện ảo của Ariana đã diễn ra trong vài ngày. Epic Games đã tích hợp sân khấu ảo của cô ấy với các công nghệ thực tế ảo VR và sử dụng màn trình diễn của cô ấy như một cơ hội “xây dựng thế giới”. Vào đầu buổi hòa nhạc ảo của Ariana, người hâm mộ “bị ngã và thức dậy” trong một khung cảnh đen kịt. Họ cùng giơ tay để nâng quả cầu vàng lơ lửng trên bầu trời phía trên họ. Time Elek – Giám đốc Nghệ thuật Sự kiện trực tiếp, giải thích rằng các nhà phát triển đưa khoảnh khắc cảm động này vào nhằm đại diện cho hình ảnh của Fornite giúp đỡ những người khó khăn trong suốt quá trình cách ly trong đai dịch COVID – 19 vừa qua.
Buổi hòa nhạc Hello World 2020 của Kizuna AI
Kizuna AI là một Youtuber ảo với hơn 4 triệu người đăng ký kênh của cô ấy. Để làm được sân khấu trực tuyến, nhóm của Kizuna đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa công nghệ VR và AR để tạo ra một buổi hòa nhạc độc đáo. Cô ấy đã thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và ảo. Có thể nói sân khấu ảo làm cho người hâm mộ được mở rộng tầm nhìn và trải nghiệm những thứ mà chúng ta không bao giờ tưởng tượng được. Trong một buổi hòa nhạc ảo, những người nghệ sĩ có thể thay đổi hình ảnh đại điện của họ ngay lập tức hoặc đưa người hâm mộ đến bất kỳ nơi nào.
Chắc hẳn, không ai có thể ngờ trước rằng công nghệ thực tế ảo lại có thể gây bão cho ngành công nghiệp âm nhạc. Đưa công nghệ thực tế ảo vào ngành công nghiệp âm nhạc là một bước đi có tính ứng dụng rất cao. Sân khấu ảo được thiết kế hoành tráng với tiền kỳ đầu tư chỉn chu.
Hãy liên hệ với VR PLUS để được cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết!
- Email: hello@vrplus.vn
- Hotline: (+84) 963.186.388